Calcium NanoHub phòng ngữa loãng xương ở tuổi mãn kinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. Ở Việt Nam, có tới 20% chị em ở độ tuổi mãn kinh gặp vấn đề về loãng xương. Nhiều người cho rằng tình trạng loãng xương là do thiếu canxi và thường chọn việc bổ sung canxi để cải thiện, nhưng chưa đủ.
Tại sao phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh lại bị mắc bệnh loãng xương và làm thế nào để phòng ngữa loãng xương ở độ tuổi mãn kinh sẽ được Phòng khám Vương Đạo Khang lý giải trong nội dung dưới đây.
1. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là do 2 tác động chính:
- Tác động thứ nhất, đó là loãng xương do thoái hóa xương theo tuổi (còn gọi là
loãng xương nguyên phát tuyp 2), quá trình này xảy ra ở cả 2 giới, nhưng phụ nữ sẽ
bị loãng xương tuyp 2 sớm hơn do ảnh hưởng của quá trình mang thai và cho con
bú cũng như họ thường có khối xương nhỏ hơn nam giới. - Tác động thứ 2 là loãng xương ở phụ nữ do sự suy giảm Estrogen (còn gọi là loãng xương nguyên phát typ 1). Loãng xương này thường xuất hiện khoảng 5 năm sau tuổi mãn kinh. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm.
Trong loãng xương sau mãn kinh, ngoài thiếu hụt Estrogen người ta còn thấy tăng đào thải canxi qua thận, suy giảm hoạt động vitamin D3 dẫn tới giảm hấp thu canxi ở ruột. Bởi vậy, phụ nữ thường bị mãn kinh sớm hơn nam giới, rất thường gặp ở độ tuổi sau mãn kinh.
Xem thêm: các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
2. Các triệu chứng loãng xương thường gặp ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi mới loãng xương thường tiến triển âm thầm, nhiều khi người bệnh không hề biết mình bị loãng xương cho đến khi đi đo mật độ xương.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện khi người bệnh đã có triệu chứng đau, đặc biệt là ở cột sống. Sau đó xuất hiện những cơn đau đột ngột, đau nhiều khi bê vác nặng, vận động quá sức hay làm việc trái tư thế.
- Biến dạng xương: Bị gù hoặc chiều cao bị thấp đi.
- Bị gãy xương: Loãng xương đưa đến việc người bệnh rất dễ bị gãy xương. Đặc biệt là các xương cổ tay, cổ xương đùi.
Vì vậy việc phát hiện sớm và dự phòng loãng xương ở người già nói chung và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh nói riêng rất quan trọng.
3. Calcium NanoHub phòng ngừa loãng xương ở tuổi mãn kinh
Bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Việc bổ sung canxi ở tuổi mãn kinh là việc làm đúng nhưng nếu không biết bổ sung đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng ngược, không những không cải thiện được tình trạng loãng xương mà còn gây dư thừa canxi dẫn đến xơ vữa động mạch và sỏi thận.
Calcium NanoHub – là giải pháp an toàn dành cho phụ nữ tuổi mãn kinh bị loãng xương, với thành phần được chiết suất từ Calcium hydroxyapatite dạng nano (kích thước: 30-150 nm) giúp cơ thể hấp thu tối đa canxi, ngoài ra có thành phần của các phụ liệu khác như: PVP, Talcum, Magie stearate
Sử dụng Calcium NanoHub hàng ngày để đem lại giải pháp điều trị loãng xương lâu dài, hiệu quả cho sức khoẻ phụ nữ từ giai đoạn tiền mãn kinh cho đến các giai đoạn sau của cuộc đời.
Trên đây là bài viết về bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh do phòng khám Vương Đạo Khang chia sẻ để các bạn tham khảo. Chị em ở lứa tuổi này nên đến cơ sở chuyên khoa dinh dưỡng để được khám và đo lại mật độ xương. Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì vậy cần phải chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.